Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa mới nhất

Chia sẻ trên :
10-06-2024 430 lượt xem

Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa là những quy định bắt buộc phòng khám tư nhân phải tuân theo. Để chuẩn bị cho việc mở phòng khám dịch vụ thì bên cạnh việc dự trù ngân sách, thuê nhân sự, y bác sĩ, đầu tư trang thiết bị,… thì người chủ còn phải nắm rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan. Cùng Deepcare tìm hiểu về nội dung này ngay dưới đây nhé.

1. Quy định về điều kiện mở phòng khám chuyên khoa

1.1. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh

Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa bao gồm các điều kiện hoạt động của loại hình kinh doanh này. Theo quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 về điều kiện hoạt động của phòng khám chuyên khoa tại các cơ sở khám chữa bệnh như sau:

– Phải có quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư (nếu có vốn đầu tư nước ngoài) đối với cơ sở khám chữa bệnh khác;

– Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp phép;

Ngoài ra, điều kiện thành lập phòng khám chuyên khoa phải gồm có giấy phép hoạt động. Theo đó, theo quy định tại Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 về điều kiện xin giấy phép này như sau:

– Phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

– Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám;

– Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải có thời gian hành nghề khám chữa bệnh ít nhất trong 36 tháng.

Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa theo quy định
Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa theo quy định

1.2. Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa như thế nào?

Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa được quy định cụ thể tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Theo đó, để mở được phòng khám chuyên khoa tư nhân, bạn phải được cấp giấy phép hoạt động và đáp ứng đủ những điều kiện mở phòng khám chuyên khoa sau:

Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa về cơ sở vật chất phòng khám:

– Có địa điểm kinh doanh cố định;

– Đảm bảo điều kiện về an toàn bức xạ, PCCC theo quy định;

– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý các dụng cụ y tế sử dụng lại;

– Có khu vực riêng dành cho việc thực hiện các thủ thuật (gồm cấp ghép răng, châm cứu, xoa bóp ấn huyệt,…) và phải đủ diện tích theo quy định;

– Phải có 02 phòng riêng biệt để thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới;

– Phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa nếu có dịch vụ khám, điều trị bệnh nghề nghiệp.

Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa về thiết bị y tế phòng khám:

– Có đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

– Có hộp thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu của chuyên khoa.

Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa về nhân lực tại phòng khám:

– Mỗi cơ sở khám chữa bệnh phải có 01 người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm về chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề và thời gian trực tiếp tham gia khám chữa bệnh theo đúng quy định;

– Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám chữa bệnh nhưng không cần chứng chỉ hành nghề theo quy định thì được phép thực hiện hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn về kỹ thuật của phòng khám và được phân công việc phù hợp.

Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa
Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa như thế nào?

2. Hướng dẫn thủ tục mở phòng khám chuyên khoa

2.1. Hồ sơ thành lập

Sau khi đã nắm rõ về điều kiện mở phòng khám chuyên khoa, người chủ cần phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục mở phòng khám theo đúng quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, để mở phòng khám chuyên khoa sẽ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo tại Nghị định này;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu từ nước ngoài;

– Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo tại Nghị định này;

– Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo tại Nghị định này;

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức, nhân sự phù hợp với phạm vi chuyên môn;

– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của phòng khám do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu từ đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài.

2.2. Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa

Bên cạnh những quy định về điều kiện mở phòng khám chuyên khoa, bạn cũng cần nắm rõ về trình tự thành lập cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp phép hoạt động về Bộ Y tế (giấy tờ theo hướng dẫn trên)

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mẫu số 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan tiến hành giải quyết hồ sơ:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ và ra quyết định cấp Giấy phép hoạt động:

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phải có văn bản thông báo cho người xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại phòng khám để cấp giấy phép hoạt động.

– Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4: Cơ quan trả giấy phép hoạt động cho cơ sở

Lưu ý: Lệ phí thành lập phòng khám chuyên khoa 4,3 triệu đồng.

ĐIỀU KIỆN MỞ PHONG KHÁM CHUYÊN KHOA
Hướng dẫn thủ tục mở phòng khám chuyên khoa

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu quy định về điều kiện mở phòng khám chuyên khoa. Hy vọng với những thông tin ở trên đã giúp bạn nắm rõ hơn về các quy định pháp luật cần tuân thủ và chuẩn bị trước khi mở phòng khám chuyên khoa nhé.

 

Bài viết khác

Danh sách 5 bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi ở Hà Nội
Danh sách 5 bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi ở Hà Nội

Các bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi ở Hà Nội phải kể đến bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, lương y Đỗ Minh Tuấn, bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai,… Đều là những bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và giàu y đức. Trong bài viết dưới đây, cùng Deepcare […]

Bác sĩ chữa ung thư giỏi nhất Việt Nam
Tổng hợp 6 bác sĩ chữa ung thư giỏi nhất Việt Nam

Bác sĩ chữa ung thư giỏi nhất Việt Nam luôn được nhiều người tìm kiếm khi đang mắc hoặc có người người mắc bệnh về ung bướu. Theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (Globocan), tỷ lệ mắc và tử vong bởi ung thư trên Thế giới nói chung và […]

Tổng hợp 7 bác sĩ chữa ung thư gan giỏi TPHCM
Tổng hợp 7 bác sĩ chữa ung thư gan giỏi TPHCM

Các bác sĩ chữa ung thư gan giỏi TPHCM luôn được nhiều người sinh sống tại khu vực này và các tỉnh thành lân cận quan tâm, tìm kiếm. Với những người đang mắc bệnh viêm gan B mạn, xơ gan,… cũng hy vọng thực tiện tầm soát ung thư gan tại các phòng khám […]

TOP 5 bác sĩ chữa rối loạn tiền đình giỏi ở TPHCM cho bạn tham khảo
TOP 5 bác sĩ chữa rối loạn tiền đình giỏi ở TPHCM cho bạn tham khảo

Rối loạn tiền đình là bệnh lý cần được điều trị đúng và dứt điểm để đề phòng tái phát hoặc có biến chứng về sau. Người bệnh tại HCM khi mắc bệnh lý này cần liên hệ đến bác sĩ chữa rối loạn tiền đình giỏi ở TPHCM để nhanh chóng được thăm khám […]

Top 4 bác sĩ chữa liệt dây thanh quản giỏi ở TPHCM
Top 4 bác sĩ chữa liệt dây thanh quản giỏi ở TPHCM

Bệnh liệt dây thanh quản nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu như có biểu hiện như đau họng khi nuốt thức ăn, khàn tiếng, hụt hơi, nghẹt thở,… thì hãy ngay tìm đến bác sĩ chữa liệt dây thanh quản giỏi để […]