Điều kiện mở phòng khám tư nhân theo quy định mới nhất
Khi mở cơ sở y tế khám chữa bệnh phải đáp ứng được các điều kiện mở phòng khám theo đúng quy định pháp luật. Các phòng khám phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự, giấy phép hoạt động,… Hãy cùng Deepcare tìm hiểu về điều kiện mở phòng khám tư nhân theo quy định mới nhất ngay dưới đây nhé.
Điều kiện mở phòng khám: Điều kiện chung
Theo quy định, phòng khám đa khoa hay phòng khám chuyên khoa là các hình thức tổ chức của dịch vụ khám chữa bệnh. Điều kiện mở phòng khám nói chung, phải đáp ứng các điều kiện như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, trang thiết bị y tế và được cấp phép hợp pháp để hoạt động.
Bạn đang xem: Điều kiện mở phòng khám tư nhân theo quy định mới nhất
Cơ sở vật chất của phòng khám:
– Phải có địa điểm kinh doanh cố định;
– Đảm bảo an toàn về bức xạ và phòng cháy chữa cháy;
– Phải có khu vực tiệt trùng để xử lý dụng y tế tái sử dụng (trừ khi không có dụng cụ y tế cần tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với các cơ sở cung cấp dịch vụ tiệt trùng dụng cụ y tế).
Trang thiết bị y tế tại phòng khám:
– Có đầy đủ trang thiết bị y tế tuỳ theo phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở đã đăng ký;
– Có bộ phận xét nghiệm sinh hoá đối với cơ sở khám chữa bệnh và điều trị bệnh nghề nghiệp;
– Đối với phòng khám tư vấn sức khoẻ qua các phương tiện viễn thông, công nghệ thông tin thì phải có đầy đủ trang thiết bị công nghệ cần thiết.
Nguồn nhân lực:
– Mỗi cơ sở phòng khám phải có 01 người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật;
– Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật và các trưởng khoa phải là bác sĩ hành nghề toàn thời gian tại cơ sở; có chứng chỉ hành nghề hợp pháp; phạm vi chuyên môn phù hợp với cơ sở, chuyên khoa tương ứng; thời gian hành nghề phải ít nhất là 36 tháng sau khi có chứng chỉ hàng nghề hoặc thời gian trực tuyến khám chữa bệnh ít nhất phải 54 tháng.
– Cử nhân X-Quang phải có trình độ đại học và được phép đọc, ký kết quả xét nghiệm;
Xem thêm : Chia sẻ 5 kinh nghiệm kinh doanh phòng khám thành công
– Những nhân sự khác làm việc trong phòng khám nếu tham gia vào quá trình khám chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và thực hiện công việc trong phạm vi được phân công;
– Nhân sự khác tham gia vào quá trình khám chữa bệnh nhưng không cần cấp chứng chỉ hàng nghề chỉ chỉ có thể thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật tại phòng khám.
Lưu ý:
Đối với cơ sở khám sức khoẻ phải có đầy đủ bộ phậm khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực, thiết bị y tế cần thiết để khám và phát hiện tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Mẫu phiếu khám sức khoẻ phải được kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khoẻ theo quy định của pháp luật.
Điều kiện mở phòng khám đa khoa tư nhân
Tại phần trên, các bạn đã nắm rõ quy định chung khi mở phòng khám. Tuy nhiên, để mở phòng khám đa khoa, bạn cần lưu ý về các quy định cụ thể về điều kiện mở phòng khám đối với loại hình dịch vụ này như sau:
Chuyên môn của phòng khám đa khoa:
– Phải có ít nhất 02 trong 4 chuyên khoa nội, ngoại, sản hoặc nhi;
– Có phòng khám cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh).
Cơ sở vật chất của phòng khám đa khoa:
– Phải có phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh điều trị, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu;
– Phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
Trang thiết bị y tế tại phòng khám đa khoa:
– Các chuyên khoa trong phòng khám phải có hộp thuốc chống sốc và đầy đủ thuốc cấp cứu cần thiết của chuyên khoa đó.
Nhân sự tại phòng khám đa khoa:
Xem thêm : TOP 5+ cách vận hành phòng khám hiệu quả, năng suất cao
– Số lượng bác sĩ hành nghề toàn thời gian phải đạt ít nhất 50% trên tổng số bác sĩ làm việc tại phòng khám;
– Người phụ trách phòng khám chuyên khoa và phòng cận lâm sàng phải là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa.
Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa
Điều kiện mở phòng khám đối với phòng khám chuyên khoa (nha khoa, nam – phụ khoa, nhi, tim mạch,…), ngoài những điều kiện chung để mở phòng khám được nêu ở phần 1, thì cần đảm bảo các điều kiện sau:
Về cơ sở vật chất:
– Phải có phòng hoặc khu vực riêng cho việc thực hiện thủ thuật y tế (gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng, châm cứu và xoa bóp bấm huyệt);
– Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích (theo quy định) để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;
– Nếu phòng khám chuyên khoa thực hiện cả 2 kỹ thuật nội soi tiêu hoá trên và nội soi tiêu hoá dưới thì phải có 02 phòng/bộ phận riêng biệt;
– Nếu khám và điều trị bệnh nghề nghiệp thì phải có bộ phận xét nghiệm sinh hoá.
Về thiết bị y tế:
– Phải có hộp thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu của chuyên khoa đó.
Lưu ý: Tuỳ vào chuyên khoa đăng ký kinh doanh mà phòng khám cần đáp ứng thêm một số điều kiện về chứng chỉ hàng nghề của người chịu trách nhiệm, nhân sự và cơ sở vật chất, thiết bị y tế chuyên biệt.
Ví dụ: Đối với phòng khám thẩm mỹ viện thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.
Trên đây là toàn bộ nội dung về điều kiện mở phòng khám theo quy định mới nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm thêm được thông tin chi tiết về các quy định của pháp luật đối với hình thức kinh doanh phòng khám tư nhân, dịch vụ.
Nguồn: https://deepcare.io
Danh mục: Tin tức