Chia sẻ kinh nghiệm mở phòng khám sản dành cho người mới
Kinh nghiệm mở phòng khám sản dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều so với việc mở phòng khám đa khoa tư nhân hoặc phòng khám chuyên khoa khác. Nếu bạn đang có ý định mở phòng khám sản phụ khoa thì đừng bỏ qua viết dưới đây Deepcare sẽ chia sẻ đến bạn 03 kinh nghiệm mở phòng khám sản cho người mới nhé.
1. Kinh nghiệm mở phòng khám sản cho người mới
Một trong những kinh nghiệm mở phòng khám sản được nhiều chuyên gia “truyền tai” là các bước để xây dựng kế hoạch cụ thể, gồm:
Bạn đang xem: Chia sẻ kinh nghiệm mở phòng khám sản dành cho người mới
– Dự trù chi phí mở phòng khám sản;
– Lựa chọn địa điểm cho phòng khám;
– Mua sắm thiết bị cho phòng khám sản phụ khoa;
– Tuyển dụng nhân sự phòng khám;
– Quy trình thanh toán;
– Xây dựng quy trình quản lý phòng khám sản hiệu quả;
– Truyền thông, quảng bá phòng khám sản.
Ngoài ra, khi thực hiện các thủ tục mở phòng khám sản thì bạn cần thực hiện:
– Thủ tục thuê mặt bằng/địa điểm kinh doanh phòng khám sản;
– Thủ tục đăng ký kinh doanh phòng khám chuyên khoa;
Xem thêm : TOP 7 phòng khám nha khoa uy tín Hà Nội không nên bỏ qua
– Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám sản.
2. Kinh nghiệm mở phòng khám sản: Quy định về phạm vi hoạt động
Các hoạt động phòng khám sản được phép thực hiện bao gồm:
– Thực hiện các biện pháp cấp cứu ban đầu với trường hợp sản phụ gặp nguy hiểm;
– Tiến hành khám thai và quản lý chăm sóc thai sản;
– Kiểm tra và điều bị bệnh lý phổ biến trong lĩnh vực phụ khoa;
– Đặt thuốc âm đạo và đặt vòng tránh thai;
– Kỹ thuật điều trị đốt lộ tuyến cổ tử cung
– Tiến hành soi cổ tử cung và thực hiện sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm để phân tích tế bào ung thư;
– Siêu âm sản khoa để đánh giá sức khỏe thai nhi và phụ nữ mang thai;
– Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai nhi có tuổi dưới hoặc bằng 6 tuần (tính từ 36 ngày – 42 ngày, kể từ ngày bắt đầu của chu kỳ kinh cuối cùng);
– Các kỹ thuật chuyên môn khác được Giám đốc Sở Y tế cấp Tỉnh phê duyệt.
Như vậy, kinh nghiệm mở phòng khám sản khi thực hiện thủ tục xin giấy phép cần đăng ký lĩnh vực trong các hạng mục được cho phép theo quy định.
3. Kinh nghiệm mở phòng khám sản: Chuẩn bị thiết bị y tế cần thiết
Để đảm bảo việc mở phòng khám được thuận lợi, suôn sẻ thì bạn không nên bỏ qua các thiết bị y tế cần thiết trong kinh nghiệm mở phòng khám sản sau:
Xem thêm : Danh sách 5 phòng khám phụ khoa Hà Nội uy tín, chất lượng
– Monitor sản khoa
Là thiết bị được sử dụng để theo dõi nhịp tim của thai nhi và cơn gò tử cung. Máy Monitor sản khoa có khả năng theo dõi và ghi lại nhịp tim thai nhi. Điều này rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của thai nhi trong quá trình mẹ mang thai.
– Máy áp lạnh cổ tử cung
Thường được sử dụng khi điều trị tử cung, giúp cung cấp lạnh vào khu vực này, làm co và giảm đau tử cung. Máy áp lạnh có thể làm giảm tổn thương cho cổ tử cung, đồng thời ngăn ngừa chảy máu dư thừa trong quá trình sinh con.
– Dao mổ điện cao tần
Dao mổ điện cao tần được sử dụng để giúp các bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật sản phụ như tiêm, mổ lấy thai, cắt tử cung hoặc mổ cắt tử cung trong trường hợp khẩn cấp. Dao mổ sử dụng điện cao tần để cắt và cầm máu cùng lúc để giảm nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật hoặc cắt tử cung sau sinh.
– Máy soi cổ tử cung
Là thiết bị y tế được sử dụng rộng rãi tại các phòng khám sản để khám và điều trị bệnh phụ khoa. Máy soi cổ tử cung giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý bất thường ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
4. Chi phí mở phòng khám sản cho bạn tham khảo
Sau khi đã nắm rõ các kinh nghiệm mở phòng khám sản về lập kế hoạch, phạm vi hoạt động, chuẩn bị đầy đủ thiết bị cần thiết,… thì một số bạn còn thắc mắc về chi phí mở phòng khám sản.
Theo đó, tùy theo quy mô, diện tích của phòng khám và chất lượng, xuất xứ của thiết bị y tế như máy móc, chi phí nhân viên,… mà người chủ có thể xác định được mức chi phí cần bỏ ra khi đầu tư.
Với một phòng khám sản tư nhân có quy mô nhỏ thì chi phí vốn tối thiểu khoảng 1 – 2 tỷ đồng. Còn với phòng khám sản có quy mô lớn hơn thì chi phí rơi vào khoảng 2 – 3 tỷ đồng, hoặc hơn. Đây là khoản chi phí đầu tư lớn, thế nên bạn hãy tính toán và lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi bắt tay mở phòng khám sản nhé.
Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ kinh nghiệm mở phòng khám sản cho người mới bắt đầu. Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn đọc xác định được các công việc cần thực hiện và các trang thiết bị y tế cần đầu tư khi mở phòng khám sản nhé.
Nguồn: https://deepcare.io
Danh mục: Tin tức