5 kinh nghiệm mở phòng xét nghiệm cho người mới bắt đầu

Chia sẻ trên :
08-07-2024 554 lượt xem

Phòng xét nghiệm là các cơ sở khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ xét nghiệm trên các mẫu lấy từ bệnh nhân hoặc các nguồn liên quan khác. Để kinh doanh dịch vụ này thì người chủ phải nắm rõ quy định pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn thiết kế và các kinh nghiệm mở phòng xét nghiệm. Trong bài viết dưới đây, cùng Deepcare tìm hiểu về nội dung này nhé.

1. Kinh nghiệm mở phòng xét nghiệm cho người mới

Để tiến hành mở cơ sở dịch vụ xét nghiệm tư nhân thì trước hết bạn cần phải nắm rõ các bước cơ bản trong kinh nghiệm mở phòng xét nghiệm gồm:

5 kinh nghiệm mở phòng xét nghiệm cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm mở phòng xét nghiệm cho người mới

Bước 1: Xây dựng kế hoạch cho phòng xét nghiệm

Bạn cần lên một kế hoạch dự toán chi tiết về các khoản chi phí, dự đoán doanh thu theo tháng/quý/năm đầu. Đảm bảo các chi phí về thiết bị, thuê mặt bằng,… phù hợp với mức dự trù ngân sách cho phép.

Sau đó, tiếp tục xác định thị trường mục tiêu và cách quảng cáo phòng xét nghiệm tư nhân của bạn. Một số cách tiếp thị được nhiều phòng xét nghiệm lựa chọn nhất là quảng cáo trực tuyến tại các nền tảng mạng xã hội, Google,… hoặc có “mạng lưới” quan hệ cá nhân để giới thiệu khách hàng.

Bước 2: Dự trù chi phí mở phòng xét nghiệm tư nhân

Đối với các phòng xét nghiệm tư nhân, chi phí cầu đầu tư nhiều nhất là trang thiết bị và dụng cụ y tế cần thiết. Để đảm bảo việc kinh doanh lĩnh vực này thuận lợi, bạn cần nắm rõ các quy định về điều kiện mở phòng xét nghiệm nhé.

Trong trường hợp chi phí đầu tư để mở phòng xét nghiệm của bạn không đủ thì bạn phải lên kế hoạch vay ngân hàng hoặc từ bạn bè và có kế hoạch trả lãi suất cụ thể.

Bước 3: Lựa chọn địa điểm mở phòng xét nghiệm phù hợp

Cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế phòng xét nghiệm theo đúng quy định pháp luật. Đối với loại hình kinh doanh này thì bạn không cần phải ưu tiên các vị trí mặt tiền, đông đúc, nhiều người qua lại,… như với các phòng khám chuyên khoa tư nhân khác. Tuy nhiên, bạn cần phải tiến hành cải tạo lại mặt bằng thuê để đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế.

Bước 4: Lựa chọn thiết bị phù hợp cho phòng xét nghiệm

Đối với từng loại xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học hoặc miễn dịch mà người chủ sẽ đầu tư trang thiết bị chuyên môn sao cho phù hợp. Và phải đảm bảo có đủ thiết bị xét nghiệm và dụng cụ y tế cần thiết để thực hiện các loại xét nghiệm trong phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

Bước 5: Đội ngũ nhân sự tại phòng xét nghiệm

Nhân sự làm việc tại phòng xét nghiệm cũng phải có đầy đủ chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi chuyên môn, ghi chú trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm cũng phải đáp ứng được các điều kiện mở phòng xét nghiệm và điều kiện mở phòng khám chuyên khoa chung về nhân sự.

2. Quy định về tiêu chuẩn thiết kế phòng xét nghiệm tư nhân

5 kinh nghiệm mở phòng xét nghiệm cho người mới bắt đầu
Tiêu chuẩn thiết kế phòng xét nghiệm theo quy định

Để cung cấp các thông tin cho người mới bắt đầu về kinh nghiệm mở phòng xét nghiệm chắc chắn không thể bỏ qua quy định về tiêu chuẩn thiết kế.

Theo Quyết định 35/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về tiêu chuẩn thiết kế mở phòng xét nghiệm như sau:

Phòng chức năng Phòng xét nghiệm Phòng rửa tiệt trùng, chuẩn bị mẫu, tắm/thay đồ, môi trường Khu hành chính, phụ trợ phòng xét nghiệm
1. Diện tích Không nhỏ hơn 40m2/Labo
2. Chiều cao ³ 3,1m ³ 2,8m ³ 3,1m
3. Sàn nhà Phủ vật liệu chống thấm, chống mài mòn và chống nấm mốc Chống trơn trượt
4. Tường Vật liệu chịu nước, phẳng nhẵn bền vững. Sơn kháng khuẩn, ốp hoặc sơn toàn bộ bề mặt Đảm bảo phẳng, nhẵn. Khu ướt ốp bằng gạch, men kính, sơn epoxy Đảm bảo phẳng, nhẵn. Khu ướt ốp bằng gạch, men kính, sơn epoxy
5. Trần Bề mặt phẳng, nhẵn; có đủ khoảng không để lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng – chữa cháy, lọc không khí và các hệ thống thiết bị kỹ thuật Bề mặt phẳng, nhẵn; có đủ khoảng không để lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng – chữa cháy, lọc không khí và các hệ thống thiết bị kỹ thuật Bề mặt phẳng, nhẵn; có đủ khoảng không để lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng – chữa cháy, lọc không khí và các hệ thống thiết bị kỹ thuật
6. Cổng kết nối phương tiện Toàn bộ các cổng kết nối bố trí tại bàn thí nghiệm (cấp, thoát nước, điện…)
7. Nhiệt độ 21 – 26oC
8. Độ ẩm Không lớn hơn 70%
9. Luân chuyển không khí/h 1 – 3 lần/h
10. Ánh sáng Độ rọi 400 lux Độ rọi 250 lux Độ rọi 140 lux
11. Ổ cắm điện 10 ổ/labo; điện áp 220V/30A 6 ổ loại 220V/30A 2 ổ/phòng
12. Hệ thống cấp điện khẩn cấp (nguồn dự phòng) Cung cấp cho các thiết bị y tế và chiếu sáng. Thời gian trì hoãn để vận hành không quá 15 giây Cung cấp cho các thiết bị y tế và chiếu sáng. Thời gian trì hoãn để vận hành không quá 15 giây Cung cấp cho các thiết bị y tế và chiếu sáng. Thời gian trì hoãn để vận hành không quá 15 giây
13. Công suất cổng kết nối 1200 W/ổ 2,8 kW
14. Máy sử dụng nguồn điện DC Máy gọi đảo chiều, đồng hồ Máy gọi đảo chiều, đầu dây Tel
15. Nước cấp Nước tiệt trùng cấp cho chậu rửa tay, nước khử ion phục vụ cho xét nghiệm 01 chậu rửa/ 1 phòng – 01 chậu rửa/5 người

– 01 vòi sen/10 người

16. Thoát nước Nước thải khi làm các kỹ thuật độc hại và RIA phải xử lý sơ bộ tại chỗ trước khi thoát vào hệ thống xử lý. Thoát vào hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện Thoát vào hệ thống xử lý nước thải chung

Trên đây là tổng hợp 5 kinh nghiệm mở phòng xét nghiệm cho người mới bắt đầu và tìm hiểu quy định về tiêu chuẩn thiết kế, Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hình dung được các yếu tố cần chuẩn bị trước khi bắt đầu kinh doanh phòng xét nghiệm tư nhân nhé.

 

Bài viết khác

Danh sách 5 bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi ở Hà Nội
Danh sách 5 bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi ở Hà Nội

Các bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi ở Hà Nội phải kể đến bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, lương y Đỗ Minh Tuấn, bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai,… Đều là những bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và giàu y đức. Trong bài viết dưới đây, cùng Deepcare […]

Bác sĩ chữa ung thư giỏi nhất Việt Nam
Tổng hợp 6 bác sĩ chữa ung thư giỏi nhất Việt Nam

Bác sĩ chữa ung thư giỏi nhất Việt Nam luôn được nhiều người tìm kiếm khi đang mắc hoặc có người người mắc bệnh về ung bướu. Theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (Globocan), tỷ lệ mắc và tử vong bởi ung thư trên Thế giới nói chung và […]

Tổng hợp 7 bác sĩ chữa ung thư gan giỏi TPHCM
Tổng hợp 7 bác sĩ chữa ung thư gan giỏi TPHCM

Các bác sĩ chữa ung thư gan giỏi TPHCM luôn được nhiều người sinh sống tại khu vực này và các tỉnh thành lân cận quan tâm, tìm kiếm. Với những người đang mắc bệnh viêm gan B mạn, xơ gan,… cũng hy vọng thực tiện tầm soát ung thư gan tại các phòng khám […]

TOP 5 bác sĩ chữa rối loạn tiền đình giỏi ở TPHCM cho bạn tham khảo
TOP 5 bác sĩ chữa rối loạn tiền đình giỏi ở TPHCM cho bạn tham khảo

Rối loạn tiền đình là bệnh lý cần được điều trị đúng và dứt điểm để đề phòng tái phát hoặc có biến chứng về sau. Người bệnh tại HCM khi mắc bệnh lý này cần liên hệ đến bác sĩ chữa rối loạn tiền đình giỏi ở TPHCM để nhanh chóng được thăm khám […]

Top 4 bác sĩ chữa liệt dây thanh quản giỏi ở TPHCM
Top 4 bác sĩ chữa liệt dây thanh quản giỏi ở TPHCM

Bệnh liệt dây thanh quản nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu như có biểu hiện như đau họng khi nuốt thức ăn, khàn tiếng, hụt hơi, nghẹt thở,… thì hãy ngay tìm đến bác sĩ chữa liệt dây thanh quản giỏi để […]