Phòng khám đa khoa là gì? Phòng khám đa khoa có gì khác so với phòng khám chuyên khoa
Đối với các y bác sĩ hoặc người có nhu cầu mở phòng khám dịch vụ chắc chắn đã từng nghe qua về phòng khám đa khoa và phòng khám chuyên khoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ phòng khám đa khoa là gì và có gì khác so với phòng khám chuyên khoa? Trong bài viết dưới đây, cùng Deepcare tìm hiểu về nội dung này nhé.
Phòng khám đa khoa là gì?
Đa khoa có nghĩa là “nhiều khoa”, vậy phòng khám đa khoa là phòng khám khám bao quát được toàn bộ các bộ phận trên cơ thể. Một bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa gồm nhiều chuyên khoa khác nhau như nội tổng quát, tim mạch, tiêu hóa, ngoại tổng quát, phụ sản, khoa nhi, răng hàm mặt,…
Bạn đang xem: Phòng khám đa khoa là gì? Phòng khám đa khoa có gì khác so với phòng khám chuyên khoa
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Luật Khám chữa bệnh 2009, định nghĩa phòng khám đa khoa là gì được nêu cụ thể như sau:
“Phòng khám đa khoa là một hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh. Khác với các phòng khám chuyên khoa chỉ có phạm vi khám, chữa bệnh trong một khoa nhất định như nha khoa, nhi, sản, nội, ngoại,… thì phòng khám đa khoa phụ trách các hoạt động khám chữa bệnh từ 02 khoa trở lên.”
Đối với có phòng khám đa khoa theo quy định bắt buộc phải có 2 trong 4 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi và phải có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu, phòng lưu bệnh nhân. Trong khi đó, các phòng khám chuyên khoa thường chỉ tập trung vào một khoa nhất định như tim mạch, nam – phụ khoa, nha khoa,… Nếu một là một số khoa thì các khoa đó thường có liên quan đến nhau khi khám chữa bệnh.
Ở các phòng khám lớn thường có khoa tiếp nhận, tại đây người bệnh sẽ được khám và thực hiện một số xét nghiệm tổng quát (nếu cần) để bước đầu xác định bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định đến chuyên khoa phù hợp để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh chính xác nhất.
![Phòng khám đa khoa là gì? Phòng khám đa khoa có gì khác so với phòng khám chuyên khoa](https://deepcare.io/wp-content/uploads/2024/05/phong-kham-da-khoa-la-gi.jpg)
Cách phân biệt phòng khám đa khoa và phòng khám chuyên khoa
Thông thường, tại các bệnh viện và phòng khám, hình thức khám sức khỏe tổng quát sẽ thiên về khám đa khoa hơn, Ngoài ra, tên của các cơ sở y tế cũng thường có yếu tố giúp bạn phân biệt được đó là phòng khám chuyên khoa hay phòng khám đa khoa.
Đối với phòng khám chuyên khoa như: Bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viện bỏng Lê Thanh Nghị, phòng khám phụ khoa,…
Với phòng khám đa khoa như Phòng khám đa khoa 5 sao, phòng khám đa khoa Thái Hà,…
Xem thêm : Điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt mới nhất 2024
Ngoài ra, theo định nghĩa về phòng khám đa khoa được giải thích ở trên, bạn đọc cũng phần nào phân biệt được chính xác phòng khám đa khoa và chuyên gia.
Các phòng khám đa khoa là sự lựa chọn hàng đầu khi người bệnh có biểu hiện mà chưa xác định được chính xác bệnh gì hoặc khi cấp cứu. Trong khi đó, các phòng khám chuyên khoa sẽ có lợi thế về đội ngũ y bác sĩ, thiết bị chuyên môn, dịch vụ chuyên nghiệp,… Người bệnh sẽ chọn được phòng khám chuyên khoa khi đã biết mắc bệnh gì hoặc khi có chỉ định khám, điều trị của y bác sĩ có chuyên môn.
![Phòng khám đa khoa là gì? Phòng khám đa khoa có gì khác so với phòng khám chuyên khoa](https://deepcare.io/wp-content/uploads/2024/05/phong-kham-da-khoa-la-gi-1.jpg)
Một số vấn đề xoay quanh việc kinh doanh phòng khám đa khoa
Bên cạnh các quy định về phòng khám đa khoa là gì? Điều kiện kinh doanh phòng khám đa khoa thì còn một số vấn đề được nhiều người thắc mắc trước khi mở phòng khám dịch vụ như:
![Phòng khám đa khoa là gì? Phòng khám đa khoa có gì khác so với phòng khám chuyên khoa](https://deepcare.io/wp-content/uploads/2024/05/phong-kham-da-khoa-la-gi-2.jpg)
1. Kinh doanh phòng khám đa không có có Giấy phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hiện nay, Bộ luật Hình sự không có quy định chế tài riêng về cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không có giấy phép. Tuy nhiên, theo Điều 315 Bộ luật Hình sự, trường hợp phòng khám đa khoa không có giấy phép hoạt động thực hiện khám chữa bệnh làm chết người hoặc gây ra thương tật đạt % nhất định hoặc gây thiệt hại về tài sản tùy theo mức độ, tính chất của hành vi và hậu quả. Thì người thực hiện hành vi sẽ có thể bị phạt tù thấp nhất 01 năm và cao nhất là 15 năm. Ngoài ra, còn có thể bị xử phạt hành chính từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
2. Phòng khám đa khoa cần đảm bảo yêu cầu gì về quy mô và diện tích phòng khám tối thiểu?
Đối với các phòng khám lớn cần đáp ứng:
– Có từ 11 – 15 giường bệnh;
– Từ 120 – 150 số lần khám trong ngày;
– Diện tích phòng khám tối thiểu 0,24ha;
Đối với các phòng khám nhỏ:
Xem thêm : 4+ kinh nghiệm mở phòng khám nhi dành cho người mới bắt đầu
– Có từ 6 – 10 giường bệnh;
– Từ 80 – 120 số lần khám trong ngày;
– Diện tích phòng khám tối thiểu 0,2ha.
3. Phòng khám đa khoa có được chuyển giao chất thải y tế cho đơn vị khác xử lý hay không?
Theo Điều 12 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về việc chuyển giao chất thải y tế được thực hiện như sau:
“Cơ sở y tế không được tự xử lý chất thải và phải chuyển giao chất thải y tế theo quy định dưới đây:
– Chất thải y tế nguy hại phải được chuyển giao cho đơn vị có giấy phép phù hợp theo quy định và số lượng chất thải sau mỗi lần chuyển giao phải được ghi đầy đủ trong sổ giao nhận;
– Chất thải rắn thông thường được chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.”
Như vậy, phòng khám đa khoa không được tự ý xử lý chất thải y tế mà phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép và chuyên môn xử lý chất thải.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phòng khám đa khoa là gì và các quy định liên quan khi kinh doanh phòng khám đa khoa cho bạn đọc cần biết. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã sở hữu được cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết khi kinh doanh phòng khám tư nhân nhé.
Nguồn: https://deepcare.io
Danh mục: Tin tức