4 quy định về kinh doanh phòng khám bạn cần biết
Các phòng khám tư nhân, phòng khám dịch vụ ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi khả năng khám chữa bệnh nhanh chóng, không mất thời gian xếp hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để mở phòng khám thì người chủ cần nắm rõ quy định về kinh doanh phòng khám chính xác. Trong bài viết dưới đây, cùng Deepcare tìm hiểu về nội dung này nhé.
- Review 5+ Healthcare CRM cho phòng khám, bệnh viện được dùng nhiều nhất hiện nay
- H247 – phần mềm quản lý phòng khám sản phụ khoa chất lượng
- Địa chỉ các phòng khám đa khoa gần đây uy tín, chất lượng
- Giải đáp bác sĩ bao lâu được mở phòng khám?
- Điều kiện mở phòng khám nha khoa: Chi phí và thủ tục theo quy định mới 2024
Điều kiện hoạt động của phòng khám tư nhân
Để được kinh doanh phòng khám theo đúng quy định cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Bạn đang xem: 4 quy định về kinh doanh phòng khám bạn cần biết
– Cơ sở có quyết định thành lập cửa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Quy định về quy mô phòng khám đa khoa:
– Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản và nhi;
– Có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu và phòng lưu bệnh nhân;
– Có phòng xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Trong trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ điều kiện của các cơ sở dịch vụ y tế được quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì cơ sở khám chữa bệnh được bổ sung quy mô và phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng.
Cơ sở vật chất phòng khám đáp ứng quy định
Đối với cơ sở vật chất của phòng khám dịch vụ, cần đảm bảo:
– Có địa điểm cố định, đảm bảo đủ ánh sáng, trần chống bụi và tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
– Tường và nền nhà phải được làm từ vật liệu dễ tẩy rửa, vệ sinh;
– Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu bệnh nhân, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu.
Xem thêm : TOP 5 phần mềm quản lý phòng khám đông y đang được sử dụng nhiều nhất
Ngoài ra, phòng khám phải đáp ứng quy định về diện tích như sau:
– Phòng cấp cứu phải có diện tích ít nhất 12m2;
– Phòng lưu bệnh nhân có diện tích ít nhất 15m2 và có ít nhất từ 02 giường bệnh trở lên. Nếu có từ 03 giường bệnh thì diện tích phải ít nhất 5m2/giường;
– Phòng khám chuyên khoa, phòng tiểu phẫu phải có diện tích ít nhất là 10m2.
Và phải đảm bảo tuân thủ điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế và phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật. Phòng khám phải có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ quá trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Quy định về kinh doanh phòng khám: Nhân sự
Bên cạnh các điều kiện về giấy phép kinh doanh, cơ sở vật chất thì phòng khám dịch vụ phải đáp ứng được quy định về nhân sự như sau:
(1) Số lượng bác sĩ hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất 50% trên tổng số bác sĩ hành nghề khám chữa bệnh của phòng khám;
(2) Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải đáp ứng điều kiện:
– Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề hợp pháp phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đăng ký;
– Có thời gian khám chữa bệnh ít nhất 54 tháng tại các cơ sở, bệnh viện khám chữa bệnh;
– Việc phân bổ, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm về chuyên môn của phòng khám phải được thể hiện bằng văn bản;
– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám;
(3) Số lượng người làm việc, cơ cấu và chức danh nghề nghiệp phải thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật, các nhân sự làm việc tại phòng khám nếu thực hiện việc khám chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công phù hợp với phạm vi chuyên môn của chứng chỉ hành nghề đó.
Xem thêm : TOP 10 phòng khám đa khoa Hà Nội uy tín, chất lượng
(4) Đối với các phòng khám có thực hiện khám sức khỏe thì phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
(5) Đối với các cơ sở khám chữa bệnh y học gia đình thì thực hiện theo quy định thí điểm của Bộ Y tế.
Những lưu ý về giấy phép hoạt động kinh doanh phòng khám
Căn cứ theo Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám chữa bệnh cần đáp ứng các quy định sau:
– Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 Luật này;
– Nội dung của giấy phép hoạt động kinh doanh phòng khám gồm:
+ Tên, hình thức tổ chức và địa điểm hoạt động;
+ Phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký;
+ Thời gian làm việc hàng ngày;
– Khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn, cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trong trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địa chỉ kinh doanh phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép mới.
– Trong trường hợp giấy phép hoạt động bị mất/hư hỏng/bị thu hồi thì cơ sở khám chữa bệnh được cấp lại giấy phép;
– Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu giấy phép hoạt động của phòng khám;
– Chính phủ có quy định về lộ trình cấp giấy phép hoạt động để đảm bảo tất cả cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước đang hoạt động vào thời điểm luật này có hiệu lực (01/1/2016) phải có giấy phép hoạt động.
Như vậy, trên đây là toàn bộ quy định về kinh doanh phòng khám bạn cần nắm rõ trước khi mở phòng khám dịch vụ. Phòng khám tư nhân là hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn nhưng phải tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật. Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đọc đã nắm rõ các quy định này để thực hiện chính xác.
Nguồn: https://deepcare.io
Danh mục: Tin tức