[Giải đáp] Học y sĩ có được mở phòng khám không?
Y sĩ có được mở phòng khám không là vấn đề được nhiều người đang học mới bắt đầu công việc này quan tâm bởi nhu cầu sử dụng các dịch vụ phòng khám tư nhân ngày càng cao của người dân. Trong bài viết dưới đây, cùng Deepcare tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.
1. Y sĩ có được mở phòng khám không?
1.1. Điều kiện hành nghề y sĩ
Để giải đáp câu hỏi y sĩ có được mở phòng khám không thì trước hết bạn cần phải nắm rõ các điều kiện để trở thành người chịu trách nhiệm chuyên môn tại phòng khám tư nhân theo quy định như sau:
Bạn đang xem: [Giải đáp] Học y sĩ có được mở phòng khám không?
Phải có đủ chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân. Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề y, dược gồm:
– Sở hữu bằng cấp phù hợp với hình thức tổ chức phòng khám đăng ký;
– Có thời gian khám chữa bệnh trực tiếp tại các cơ sở y, dược phù hợp với mục tiêu hoạt động của phòng khám:
+ Y sĩ trung cấp muốn mở phòng khám phải có tối thiểu 5 năm thực hành khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa/chuyên khoa, phòng khám, nhà hộ sinh và đáp ứng đủ các yêu cầu theo Luật Khám chữa bệnh.
+ Đối với phòng khám cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài thì thời gian thực hành khám chữa bệnh tối thiểu là 2 năm;
+ Y sĩ muốn mở phòng khám đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền, cơ sở dịch vụ điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng bằng châm cứu, xoa bóp ấn huyệt, dưỡng sinh, khí công, xông hơi thuốc, thì thời gian tham gia khám chữa bệnh trực tiếp tối thiểu trong 5 năm tại cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền.
+ Y sĩ muốn kinh doanh thuốc y học cổ truyền gồm thuốc thành phẩm, thuốc phiến, dược liệu chưa bào chế, đại lý bán thuốc thành phẩm thì thời gian tham gia khám chữa bệnh phải tối thiểu là 2 năm tại cơ sở y dược học cổ truyền.
Như vậy, với các y sĩ có nhu cầu mở phòng khám tư nhân phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên và có thời gian hành nghề tối thiểu từ 36 tháng đến 54 tháng.
1.2. Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa đối với y sĩ
Xem thêm : Mách bạn 6 cách quản lý phòng khám hiệu quả, nâng cao năng suất làm việc của nhân sự
Ngoài ra, y sĩ có mở được phòng khám không còn phải đáp ứng các điều kiện sau nếu là người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám:
– Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng: Phải có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
– Phòng khám, điều trị, hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sĩ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;
– Phòng khám dinh dưỡng: Là y sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
– Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc tạo hình thẩm mỹ;
– Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sĩ chuyên khoa nam học hoặc bác sĩ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.
2. Yêu cầu đạo đức đối với y sĩ mở phòng khám
Liên quan đến vấn đề y sĩ có được mở phòng khám không, có những yêu cầu về đạo đức và điều kiện cụ thể như sau:
Y sĩ không nằm trong trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân (theo Điều 6 Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân 2003). Y sĩ không được thực hiện hành nghề, công việc liên quan đến chuyên môn y, dược trong các trường hợp gồm:
– Đang bị cấm hành nghề theo bản án;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế hành chính;
Xem thêm : Top 6 bác sĩ giỏi bệnh viện Phụ sản Trung ương
– Đang trong thời gian bị kỷ luật liên quan đến chuyên môn y, dược;
– Hạn chế năng lực, hành vi dân sự.
Ngoài ra, y sĩ phải có giấy chứng nhận về điều kiện sức khỏe đủ để làm việc được cấp bởi cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện trở lên. Y sĩ cần đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn về địa điểm, trang thiết bị y tế và một số yêu cầu khác của Bộ Y tế.
3. Thời gian hành nghề đối với y sĩ để nhận chứng chỉ hành nghề
Như vậy, để y sĩ có được mở phòng khám không thì điều kiện cần đầu tiên là phải có chứng chỉ hành nghề và thời gian hành nghề tối thiểu tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trước khi được chứng chỉ hành nghề y, dược tại Việt Nam, người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế cần phải thực hành trực tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian:
– Đối với bác sĩ: Tham gia khám chữa bệnh trong tối thiểu 18 tháng tại bệnh viện hoặc viện nghiên cứu có giường bệnh;
– Đối với y sĩ: Tham gia khám chữa bệnh tối thiểu trong 12 tháng tại bệnh viện;
– Đối với hộ sinh viên: Thực hiện đủ 09 tháng khám chữa bệnh tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc nhà hộ sinh;
– Đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên: Trong vòng 09 tháng tại các cơ sở khám chữa bệnh
Như vậy, các y sĩ phải thực hành trong 12 tháng tại bệnh viện mới đủ điều kiện nhận chứng chỉ hành nghề y, dược.
Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về y sĩ có được mở phòng khám không. Theo các nội dung về điều kiện hành nghề trên thì y sĩ phải có thời gian thực tiếp tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong vòng tối thiểu 12 tháng mới đủ điều kiện mở phòng khám tư nhân.
Nguồn: https://deepcare.io
Danh mục: Tin tức