Chia sẻ 5 kinh nghiệm kinh doanh phòng khám thành công 

Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú trọng thì các phòng khám tư nhân được mở ra rất nhiều. Tuy nhiên, để kinh doanh phòng khám thành công không chỉ phụ thuộc vào trình độ của y bác sĩ, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại,… Mà còn phải chú trọng vào công tác nghiệp vụ, marketing và chăm sóc khách hàng. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh phòng khám đa khoa thì đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của Deepcare về 05 kinh nghiệm kinh doanh phòng khám cho người mới bắt đầu nhé.

Tiêu chí cần có khi kinh doanh phòng khám dịch vụ

KINH NGHIỆM KINH DOANH PHÒNG KHÁM CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Tiêu chí cần có khi kinh doanh phòng khám tư nhân

Khi kinh doanh phòng khám đa khoa, nha khoa, bệnh viện tư nhân,… bạn cũng phải tuân thủ đầy đủ các quyết định của Bộ Y tế và quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người kinh doanh phòng khám còn phải đáp ứng điều kiện về chuyên môn, tài chính để phòng khám đi vào hoạt động hiệu quả, suôn sẻ. 

Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần quan tâm khi tìm hiểu về kinh nghiệm kinh doanh phòng khám:

– Phòng khám phải được thành lập hợp pháp theo quy định: Có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận được phép đầu tư vào Việt Nam (đối với nhà đầu tư nước ngoài);

– Phòng khám phải có giấy phép hoạt động do Giám đốc Sở Y tế cấp.

Để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh phòng khám, cơ sở cần đảm bảo:

– Đáp ứng đầy đủ quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;

– Có đủ số lượng nhân sự hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động;

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có đủ ít nhất 36 tháng hành nghề;

Những thách thức khi quản lý, kinh doanh phòng khám dịch vụ

KINH NGHIỆM KINH DOANH PHÒNG KHÁM CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Những thách thức từ kinh nghiệm kinh doanh phòng khám

Việc vận hành một phòng khám rất phức tạp và đòi hỏi người quản lý phải có cả chuyên môn y tế vừa có kiến thức kinh doanh. Nếu như bạn đang có ý định mở phòng khám thì cần xác định một số những thách thức có thể gặp phải như:

– Khó khăn khi quản lý tài chính, đầu tư vào trang thiết bị và duy trì hoạt động của phòng khám;

– Không có quy trình chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp, chuẩn hóa, không sắp xếp lịch hẹn khoa học;

– Quản lý nhân sự kém hiệu quả, khó khăn trong việc đồng bộ các bộ phận làm việc;

– Khó khăn khi quản lý, lưu trữ thông tin thuốc, vật tư y tế về tình trạng tồn kho, chất lượng, thông tin,….;

– Khó khăn trong việc quản lý và lưu trữ thông tin người bệnh, quy trình lưu trữ khối lượng lớn thông tin “cồng kềnh”;

– Không phân quyền được khi quản lý tài liệu, thông tin của phòng khám;

– Không nắm bắt được các tiến bộ công nghệ, thay đổi trong lĩnh vực y học.

05 kinh nghiệm kinh doanh phòng khám cho người mới bắt đầu hiệu quả

KINH NGHIỆM KINH DOANH PHÒNG KHÁM CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
05 kinh nghiệm kinh doanh phòng khám cho người mới bắt đầu không nên bỏ qua

Để đảm bảo việc kinh doanh phòng khám đa khoa của bạn hoạt động thành công, bạn có thể tham khảo ngay các kinh nghiệm dưới đây:

1. Xác định mục tiêu kinh doanh phòng khám

Khi bắt đầu mở phòng khám, bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh là gì? Khách hàng tiềm năng hướng tới là ai?…. Khi đã hiểu rõ được mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng định hướng và xây dựng được kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Một số tiêu chí bạn cần quan tâm như:

– Dự tính vốn đầu tư kinh doanh phòng khám bao nhiêu?

– Lợi nhuận mong muốn ngắn hạn và dài hạn (tháng/quý/năm)

– Thời gian thu hồi vốn kinh doanh?

– Đối tượng khách hàng tiềm năng hướng đến

– Số lượng nhân sự, y bác sĩ cần tuyển?

– Xây dựng hệ thống quản lý phòng khám chuyên nghiệp

2. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tăng khiến cho các phòng khám tư nhân mở ra ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh giữa các phòng khám tăng cao. Với kinh nghiệm kinh doanh phòng khám của chúng tôi, bạn cần tiến hành phân tích các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực (những phòng khám nổi tiếng) và khu vực (phòng khám xung quanh) để so sánh điểm mạnh, điểm yếu các phòng khám.

Hãy đánh giá khoảng vài phòng khám chuyên sâu xem điểm mạnh, cơ hội của mình là gì? Từ đó xây dựng được kế hoạch phát triển phòng khám phù hợp và hiệu quả nhất.

3. Tạo sự thiện cảm đối với khách hàng

Phòng khám của bạn phải mang lại được sự hài lòng cho khách hàng về chất lượng dịch vụ cùng trình độ chuyên môn trong khám chữa bệnh. Khi giao tiếp với bệnh nhân, cần có phải độ niềm nở, thân thiện, tạo cảm giác thoải mái và nhanh chóng hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.

4. Xây dựng kế hoạch Marketing khi kinh doanh phòng khám

Tất cả ngành nghề đều cần marketing, truyền thông quảng bá dịch vụ của mình đến khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, nếu có điều kiện về tài chính, bạn nên đầu tư bộ phận marketing cho phòng khám của mình.

Phòng marketing sẽ có nhiệm vụ cập nhật hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, lên kế hoạch truyền thông cho phòng khám thông qua các nền tảng online và offline. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng mới nhờ các chiến dịch quảng cáo, từ đó giúp nâng cao doanh số của phòng khám.

5. Sử dụng phần mềm quản lý phòng khám – Kinh nghiệm kinh doanh phòng khám cốt lõi

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng công cuộc chuyển đổi số quy trình hoạt động trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, thì các phần mềm quản lý phòng khám ngày càng được các cơ sở lựa chọn giúp quản lý hoạt động của phòng khám một cách hiệu quả. 

Việc kinh doanh phòng khám đòi hỏi người quản lý phải có đủ năng lực chuyên môn và kiến thức vận hành doanh nghiệp để đảm bảo phòng khám hoạt động tốt nhất. Thấu hiểu những khó khăn khi kinh doanh phòng khám đa khoa, nha khoa, spa, bệnh viện,… Deepcare cho ra đời giải pháp giúp tối ưu quy trình vận hành phòng khám thông qua hệ sinh thái H247. Các sản phẩm Deepcare hiện đang cung cấp gồm:

– H247CIS: Hệ thống quản lý phòng khám chuyên nghiệp, hỗ trợ vận hành khám bệnh, đặt lịch hẹn cho bệnh nhân

– H247LIS: Hệ thống quản lý phòng xét nghiệm với khả năng kết nối với các thiết bị y tế

– H247RIS: Hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ lưu trữ thông tin về kết quả chụp X-Quang của bệnh nhân

– H247 PACS AI: Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh bằng công nghệ AI kết hợp điện toán đám mây Cloud

– H247PMS: Hệ thống quản lý kho thuốc và đưa ra báo cáo tồn kho

– H247PRM: Hệ thống hỗ trợ quản lý và chăm sóc khách hàng, là giải pháp giúp tăng sự tương tác với khách hàng

Tất cả các ứng dụng quản lý phòng khám tại Deepcare đều có khả năng tương thích với hầu hết các thiết bị, phần mềm quản lý và nhiều bệnh viện khác nhau. Đến với Deepcare, bạn sẽ được đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp hỗ trợ, đào tạo sử dụng phần mềm chuyên sâu và hỗ trợ giải đáp các vấn đề về pháp lý. Liên hệ ngay đến Deepcare để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.

Hi vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh phòng khám tại bài viết này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan trong quá trình xây dựng phòng khám. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Để lại bình luận

* Bình luận

* Tên

* Email

Web Site