Kinh nghiệm mở phòng khám hiệu quả và những lưu ý khi kinh doanh phòng khám
Với sự tăng trưởng trong ngành y tế, các phòng khám tư nhân đang ngày càng trở thành cơ hội hấp dẫn dành cho những người muốn kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách kinh doanh, quản lý phòng khám sao cho hiệu quả. Trong bài chia sẻ dưới đây, cùng Deepcare tìm hiểu về kinh nghiệm mở phòng khám và những lưu ý dành cho người mới bắt đầu nhé.
- Điều kiện mở phòng khám nha khoa: Chi phí và thủ tục theo quy định mới 2024
- 10+ App khám bệnh online từ xa được nhiều người ưa chuộng nhất
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân mới nhất 2024
- Tổng hợp 6 bác sĩ chữa ung thư giỏi nhất Việt Nam
- 4 quy định về kinh doanh phòng khám bạn cần biết
Những thách thức khi mở phòng khám
Nếu bạn đang có ý định mở phòng khám tư nhân thì đừng bỏ qua những thách thức, có thể bạn sẽ phải đối mặt ngay khi bắt đầu có ý tưởng kinh doanh:
Bạn đang xem: Kinh nghiệm mở phòng khám hiệu quả và những lưu ý khi kinh doanh phòng khám
– Khả năng quản lý tài chính, dòng tiền;
– Phải đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân và áp dụng theo đúng quy trình theo quy định của pháp luật;
– Tìm kiếm được đội ngũ nhân sự chất lượng, y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao;
– Phải có giải pháp quản lý kho thuốc và dụng cụ, vật tư y tế;
– Phát triển chiến lược tiếp thụ để thu hút và giữ chân khách hàng;
– Áp dụng các tiến bộ công nghệ vào quy trình chẩn đoán, điều trị.
Chuẩn bị mở phòng khám dịch vụ
Để chuẩn bị kinh doanh phòng khám dịch vụ, đòi hỏi người chủ phải chuẩn bị đầy đủ nhiều yếu tố từ trang thiết bị, nhân sự, mặt bằng và điều kiện pháp lý. Dưới đây là những kinh nghiệm mở phòng khám hiệu quả dành cho người mới bắt đầu:
Điều kiện mở phòng khám tư nhân theo pháp luật
– Đăng ký kinh doanh: Bạn cần đăng ký phòng khám là một doanh nghiệp tư nhân với cơ quan quản lý doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương nơi mở phòng khám;
– Đảm bảo điều kiện an toàn và vệ sinh: Các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và cấp phép sau khi phòng khám của bạn đảm bảo được các điều kiện này;
– Cấp phép hành nghề: Thông thường, bạn sẽ phải đăng ký và nhận giấy cấp phép hành nghề từ cơ quan y tế địa phương hoặc Quỹ BHYT;
– Quy định về an toàn chất lượng dịch vụ: Cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định về an toàn và chất lượng dịch vụ, bao gồm cả việc lưu trữ, duy trì hồ sơ bệnh án và thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin y tế;
Xem thêm : Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền
– Thực hiện nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm: Thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế và tham gia BHXH bắt buộc cho nhân sự ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết
Mặt bằng kinh doanh phòng khám và cơ sở vật chất (trang thiết bị, vật tư y tế) phải được dựa trên nhu cầu và tiện ích của bệnh nhân. Một phòng khám dịch vụ chất lượng cần đảm bảo:
– Có đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết;
– Có thiết bị bảo hộ;
– Thiết bị y tế hỗ trợ chẩn đoán, điều trị;
– Phòng mổ (nếu cần);
– Khu vực lấy mẫu xét nghiệm;
– Phòng chờ và sảnh tiếp đón.
Kinh nghiệm mở phòng khám: Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Khi mở phòng khám dịch vụ, quá trình tiếp cận, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng là rất quan trọng khi để lại ấn tượng tích cực và thiết lập môi trường chăm sóc sức khoẻ hiệu quả. Dưới đây là một số kinh nghiệm mở phòng khám chất lượng, uy tín và nâng cao trải nghiệm khách hàng bạn cần lưu ý:
Tạo môi trường thân thiện
Phòng khám cần tạo ra một không gian thoải mái, thoáng mát và thân thiện. Sự chào đón nhiệt tình và môi trường sạch sẽ có thể tạo được ấn tượng tích cực đầu tiên trong mắt khách hàng. Hãy chú ý:
– Nhân viên tiếp đón phải luôn nhiệt tình và thân thiện;
– Có phòng chờ hoặc sảnh chờ thoải mái và có ghế ngồi;
– Hỗ trợ bệnh nhân khi lên và xác nhận lịch hẹn;
– Cung cấp thông tin về các bước điều trị hoặc quy trình khám;
Xem thêm : Phần mềm quản lý phòng khám bằng Excel: Ưu và nhược điểm
– Minh bạch, rõ ràng về các chi phí dịch vụ khám chữa bệnh;
– Đảm bảo người bệnh có không gian riêng tư cần thiết;
– Thông tin của bệnh nhân phải được lưu trữ an toàn.
Nâng cao chất lượng CSKH
Để tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm các phòng khám tư nhân lớn đã áp dụng thành công như:
– Hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch hẹn qua Tổng đài, ứng dụng trên điện thoại thông minh,…
– Thiếp lập hệ thống quản lý và lưu trữ thông tin bệnh nhân nhanh chóng
– Cung cấp dịch vụ đăng ký và nhập thông tin của người bệnh trước khi thăm khám để giảm thời gian chờ đợi
– Sử dụng hệ thống thông tin điện tử để quản lý hồ sơ bệnh nhân và cơ sở vật chất y tế khác
– Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trực tuyến, cho phép người bệnh và bác sĩ tương tác với nhau từ xa
Tất cả các yếu tố này đều được tích hợp trong hệ thống phần mềm quản lý phòng khám toàn diện H247. Với H247, người dùng có thể quản lý quy trình vận hành phòng khám một cách trơn tru, hiệu quả và tiện lợi hơn. Hệ sinh thái quản lý phòng khám H247 cho phép người dùng quản lý thông tin bệnh nhân, tích hợp với các thiết bị y tế, quản lý lịch hẹn – tổng đài – phản hồi, quản lý thanh toán và hỗ trợ báo cáo chi tiết.
Xây dựng chiến lược tiếp thị phòng khám
Đây là yếu tố không thể bỏ qua đối với người mới chưa có kinh nghiệm mở phòng khám. Để kinh doanh phòng khám thành công, bạn phải xây dựng được các kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu để tiếp cận đúng cách nhất.
Cần xây dựng các kênh thông tin trên các trang mạng xã hội để giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận phòng khám. Và đồng thời tạo ra nhiều nội dung hưu ích để tăng cường sự uy tín và thu hút đối tượng mục tiêu.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở phòng khám và những lưu ý dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ các bí quyết để giúp quá trình mở phòng khám thuận lợi và hiệu quả hơn.
Nguồn: https://deepcare.io
Danh mục: Tin tức