Hướng dẫn thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa mới nhất
Thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa yêu cầu người đăng ký phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo đúng quy định. Chi tiết về hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Cùng Deepcare tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
- Giải đáp chi phí mở phòng khám đa khoa bao nhiêu tiền?
- 10+ App khám bệnh online từ xa được nhiều người ưa chuộng nhất
- Hướng dẫn cách quản lý phòng khám nha khoa giúp nâng cao doanh thu hiệu quả
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân mới nhất 2024
- TOP 10 phòng khám đa khoa Hà Nội uy tín, chất lượng
1. Thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa: Chuẩn bị hồ sơ
Để thực hiện thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa, trước hết bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép hoạt động gồm các giấy tờ cần thiết sau:
Bạn đang xem: Hướng dẫn thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa mới nhất
– 01 Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám sản phụ khoa (theo Mẫu 01 ban hành kèm theo lại Phụ lục XI Nghị định 109/2016/NĐ-CP);
– 01 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu thành lập công ty);
– 01 Bản sao Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật (người phụ trách bộ phận sản phụ khoa);
– 01 Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám (gồm cả người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế không thuộc diện cấp chứng chỉ hành nghề y tế) theo mẫu tại Phụ lục IV Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
– 01 Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự của phòng khám sản phụ khoa theo mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
– 01 Tài liệu chứng minh phòng khám sản phụ khoa đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự phù hợp với hoạt động chuyên môn;
– 01 Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám sản phụ khoa (đề xuất theo danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành).
2. Thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa: Trình tự đăng ký
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn trên thì bạn cần thực hiện các trình tự dưới đây để hoàn thành thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa nhé.
Xem thêm : Kinh nghiệm mở phòng khám thú y cần những gì cho người mới bắt đầu
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập phòng khám sản phụ khoa qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Sở Y tế địa phương. Xác nhận nộp hồ sơ bằng chữ ký số và thanh toán lệ phí theo hướng dẫn của hệ thống.
Bước 2: Sở Y tế gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và xác nhận thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa của người đề nghị.
Bước 3: Sở Y tế tiến hành thẩm định hồ sơ
Trường hợp chưa hợp lệ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ thì Sở Y tế có văn bản thông báo cho người đề nghị hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết sẽ tính từ ngày cơ quan nhận đủ hồ sơ bổ sung.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại phòng khám để tiến hành toàn tất thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa. Trong trường hợp không được cấp giấy phép hoạt động thì Sở Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trả giấy phép hoạt động cho phòng khám sản phụ khoa.
Ngoài ra, người làm thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa cần lưu ý:
– Nộp 01 hộ hồ sơ dạng văn bản điện tử và tên văn bản phải được đặt trùng với tên loại giấy tờ;
– Nếu không có chữ ký số thì cần phải đóng dấu và scan giấy tờ để gửi kèm lên hệ thống trực tuyến.
3. Phạm vi hoạt động của phòng khám sản phụ khoa
Bên cạnh việc nắm rõ về thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa, bạn cần tuân thủ phạm vi hoạt động theo quy định pháp luật. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ y tế của phòng khám. Theo quy định hiện hành, phạm vi hoạt động của phòng khám sản phụ khoa được xác định gồm các dịch vụ, kỹ thuật dưới đây:
Xem thêm : Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền
– Cấp cứu ban đầu về chuyên khoa sản, phụ khoa: Phòng khám có trách nhiệm cung cấp dịch vụ cấp cứu ban đầu cho các trường hợp khẩn cấp liên quan đến lĩnh vực sản phụ khoa gồm cả việc đánh giá ban đầu, xử lý và chuyển tuyến kịp thời cho các bệnh nhân cần can thiệp y tế khẩn cấp.
– Khám chữa bệnh phụ khoa thông thường: Phòng khám được phép thực hiện khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa thông thường. Đối với trường hợp bệnh lý nặng hoặc cần can thiệp phẫu thuật thì được chuyển tuyến lên các cơ sở y tế tuyến trên.
– Khám và quản lý thai sản: Khám thai sản định kỳ và theo dõi sức khỏe của thai phụ cũng là một trong những dịch vụ của phòng khám. Y bác sĩ sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn, chăm sóc và quản lý thai kỳ để đảm bảo sự an toàn, khỏe mạnh của thai nhi.
– Đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung: Có thể thực hiện kỹ thuật đốt điều trị lộ tuyến cổ tử cung và phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có đủ trình độ chuyên môn, được cấp phép hành nghề.
– Đặt thuốc âm đạo: Các y bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
– Soi cổ tử cung, lấy bệnh phẩm tìm tế bào ung thư: Là một trong những phương pháp sàng lọc để nhanh chóng phát hiện ung thư cổ tử cung.
– Đặt vòng tránh thai: Phòng khám sản phụ khoa được phép tư vấn và hướng dẫn phụ nữ cách sử dụng an toàn và hiệu quả biện pháp tránh thai này.
– Siêu âm sản khoa: Bác sĩ của phòng khám sản phụ khoa thực hiện kỹ thuật siêu âm phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn từ bệnh viện tuyến tỉnh trở lên và có kinh nghiệm thực hành chuyên khoa tối thiểu 18 tháng.
– Phá thai, hút thai nội khoa: Trong trường hợp cần thiết, phòng khám được phép thực hiện hút thai hoặc phá thai nội khoa cho thai dưới 6 tuần tuổi (từ 36 ngày đến 42 ngày, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng). Lưu ý, việc hút thai hoặc phá thai phải tuân thủ các điều kiện quy định về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ Y tế ban hành.
– Các kỹ thuật chuyên môn khác: Phòng khám sản phụ khoa có thể thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác được đăng ký và đã được Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về thủ tục mở phòng khám sản phụ khoa. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ cách chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để đăng ký hoạt động đối với phòng khám sản phụ khoa nhé.
Nguồn: https://deepcare.io
Danh mục: Tin tức