Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân mới nhất 2024
Các hệ thống dịch vụ phòng khám đang được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và chất lượng phục vụ tốt. Để bắt đầu lĩnh vực này, người chủ phải có giấy phép kinh doanh phòng khám theo đúng quy định. Trong bài viết dưới đây, cùng Deepcare hướng dẫn thủ tục làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng khám nhé.
Mô hình phòng khám tư nhân
Hiện nay, các mô hình phòng khám tư nhân phổ biến có thể kể đến như:
Bạn đang xem: Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân mới nhất 2024
– Phòng khám chuyên khoa (nội, ngoại, phụ sản, nha khoa, da liễu, tai – mũi – họng,…)
– Phòng khám đa khoa chuyên sâu
– Phòng khám bác sĩ gia đình
– Phòng xét nghiệm, chụp x-quang
– Phòng khám y học cổ truyền
Tương ứng với các hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám trên là mã số đăng ký kinh doanh sau:
– 8610: Hoạt động của các bệnh viện và trạm y tế;
– 8691: Hoạt động y tế dự phòng;
– 8692: Hoạt động của các phòng khám, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng;
– 8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa.
Điều kiện kinh doanh phòng khám tư nhân theo quy định 2024
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng khám, cơ sở cần thỏa mãn được các yêu cầu sau:
– Có giấy phép kinh doanh phòng khám do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh, Thành phố cấp cho phòng khám;
– Có giấy phép hoạt động của ngành, nghề khám chữa bệnh;
– Đáp ứng quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám chữa bệnh cho Bộ Y tế ban hành;
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có ít nhất 36 tháng hành nghề khám chữa bệnh;
Xem thêm : Giải đáp bác sĩ bao lâu được mở phòng khám?
– Phòng khám phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất phù hợp để cung cấp dịch vụ y tế. Đảm bảo có không gian làm việc, phòng khám, phòng chờ, phòng xét nghiệm (nếu có), phòng phẫu thuật (nếu có) và các thiết bị y tế cần thiết;
– Y bác sĩ phải có giấy phép hành nghề và chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp;
– Phải tuân thủ các quy định y tế của địa phương và quốc gia về an toàn vệ sinh, quy trình y tế, báo cáo, ghi chép bệnh án và xử lý chất thải y tế;
– Có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để bảo vệ người chủ phòng khám, bệnh nhân khỏi các rủi ro y tế;
– Đăng ký và xác nhận công ty/doanh nghiệp với cơ quan quản lý doanh nghiệp tại địa phương. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí theo đúng quy định.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh phòng khám
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng khám, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh phòng khám;
– (Bản sao) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám chữa bệnh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư với cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản kê khai nhân sự hành nghề tại cơ sở phòng khám;
– Bản kê khai các cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại phòng khám;
– (Bản chính) Điều lệ tổ chức và hoạt động của phòng khám.
Quy trình, thủ tục mở phòng khám tư nhân
Để hoàn thiện quy trình đăng ký kinh doanh phòng khám tư nhân, bạn cần lưu ý các thủ tục sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế địa phương:
– Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu tiếp nhận
– Trường hợp nộp qua đường bưu điện: Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận và gửi phiếu tiếp nhận cho người nộp.
Bước 2: Cơ quan tiến hành xử lý hồ sơ
Xem thêm : Top 4 bác sĩ chữa liệt dây thanh quản giỏi ở TPHCM
Nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh phòng khám hợp lệ, trong thời gian 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận, cơ quan sẽ cấp giấy phép cho cơ sở phòng khám.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận, cơ quan phải có văn bản thông báo điều chỉnh, bổ sung giấy tờ còn thiếu.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh
Sau khi hồ sơ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, phòng khám sẽ được cấp giấy phép hoạt động. Lệ phí xử lý hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám là 4,3 triệu đồng (theo Thông tư 11/2020/TT-BTC).
Giải pháp quản lý phòng khám mới chuyên nghiệp, hiệu quả
Hiện nay, việc ứng dụng các hệ thống, phần mềm quản lý phòng khám đã không còn xa lạ với các cơ sở y tế. Áp dụng các công nghệ này cho phép người dùng lưu trữ thông tin quản lý hoạt động vận hành, kinh doanh dễ dàng và đơn giản hơn.
H247 là hệ sinh thái quản lý phòng khám chuyên nghiệp nhất hiện nay với thiết kế giao diện tối ưu, thân thiện với người dùng. Đây là giải pháp được phát triển bởi các chuyên gia CNTT và các y bác sĩ chuyên ngành để nâng cao trải nghiệm cho người dùng khi sử dụng. H247 cho phép liên kết với hầu hết các thiết bị y tế và hệ thống bệnh viện trong cùng lĩnh vực.
Quản lý phòng khám bằng H247 mang lại nhiều lợi ích cho người chủ kinh doanh. Với mức chi phí cạnh tranh, hợp lý, các phòng khám đã có thể sở hữu phần mềm quản lý với các tính năng hiện đại như:
– Lên lịch hẹn với bệnh nhân khoa học, chuyên nghiệp;
– Quản lý kho thuốc, vật tư, thiết bị y tế;
– Lưu trữ thông tin bệnh án, hình ảnh, kết quả xét nghiệm, chụp X-Quang,…
– Quản lý nhân sự, phòng ban hiệu quả;
– Phân quyền quản lý linh hoạt;
– Thanh toán trực tuyến, quản lý tài chính phòng khám
– Chăm sóc khách hàng qua Tổng đài, app khám bệnh online,…
– AI hỗ trợ chẩn đoán, kê toa thuốc;
– Báo cáo, phân tích tình hình hoạt động của phòng khám.
Sử dụng H247 giúp các đơn vị tối ưu quy trình quản lý vận hành của phòng khám, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Để được tư vấn chi tiết về hệ sinh thái quản lý phòng khám H247, vui lòng liên hệ đến 1900 068 856 hoặc để lại thông tin ngay dưới đây nhé.
Nguồn: https://deepcare.io
Danh mục: Tin tức