Kinh doanh phòng khám cần điều kiện gì theo pháp luật?
Để kinh doanh phòng khám tư nhân ngoài quá trình chuyển bị về nguồn lực, cơ sở vật chất, y bác sĩ khám chữa bệnh, thì người chủ còn phải quan tâm về điều kiện, thủ tục mở phòng khám theo đúng quy định. Trong bài chia sẻ dưới đây, cùng Deepcare hướng dẫn thủ tục và giải đáp kinh doanh phòng khám cần điều kiện gì nhé.
- [Giải đáp] Bác sĩ nào được mở phòng khám ngoài giờ?
- Danh sách 5 bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi ở Hà Nội
- Tổng hợp top 5 phòng khám tai mũi họng Hà Nội uy tín nhất
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân mới nhất 2024
- Tổng hợp 5 phòng khám siêu âm Hà Nội chất lượng, uy tín nhất
Kinh doanh phòng khám cần điều kiện gì?
Theo quy định, phòng khám đa khoa, chuyên khoa là các hình thức tổ chức của dịch vụ khám chữa bệnh. Để mở phòng khám tư nhân để kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện để khám chữa bệnh về cơ sở vật chất, trang bị, vật tư y tế, nguồn nhân lực, giấy tờ cấp phép hợp pháp,…
Bạn đang xem: Kinh doanh phòng khám cần điều kiện gì theo pháp luật?
1. Đối với cơ sở vật chất
– Đảm bảo có địa điểm kinh doanh cố định;
– Đảm bảo an toàn về bức xạ, phòng cháy chữa cháy;
– Phải có khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ, vật tư y tế dùng lại (trừ khi không có dụng cụ cần tiệt trùng hoặc đã có hợp đồng với cơ sở y tế khác nhằm tiệt trùng dụng cụ).
Ngoài ra, đối với các phòng khám đa khoa, cần phải đáp ứng quy mô gồm:
– Có ít nhất 02 – 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi
– Có phòng cấp cứu
– Buồng tiểu phẫu
– Phòng lưu người bệnh phục vụ quá trình điều trị
– Cận lâm sàng: Có 02 bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
2. Đối với trang thiết bị y tế
– Có đầy đủ trang thiết bị y tế tùy vào phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Có bộ phận xét nghiệm sinh hóa đối với cơ sở khám và điều trị bệnh nghề nghiệp;
– Đối với phòng khám tư vấn sức khỏe qua các phương tiện điện tử cần có đủ các trang bị thiết bị công nghệ cần thiết.
3. Đối với nhân sự
Kinh doanh phòng khám cần điều kiện gì? bên cạnh các điều kiện khắt khe về cơ sở vật chất thì các điều kiện nhân sự cũng cần phải đảm bảo:
– Mỗi cơ sở phải có 01 người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật;
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và các trưởng khoa phải là bác sĩ hành nghề toàn thời gian tại phòng khám; có chứng chỉ hành nghề; phạm vi chuyên môn phù hợp với phòng khám, chuyên khoa tương ứng;
Xem thêm : Điều kiện mở phòng khám đa khoa mới nhất
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có thời gian hành nghề ít nhất là 36 tháng sau khi có chứng chỉ hành nghề hoặc thời gian trực tiếp khám chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;
– Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được phép đọc và ký kết quả xét nghiệm của bệnh nhân;
– Kỹ thuật viên xét nghiệm phải có trình độ đại học được phép đọc và ký kết quả xét nghiệm;
– Những nhân sự khác làm việc trong phòng khám nếu có tham gia vào quá trình khám chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi được phân công;
– Nhân sự khác có tham gia vào quá trình khám chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề thì có thể thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
Lưu ý: Đối với các phòng khám đều phải có đủ phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. Sử dụng mẫu phiếu khám sức khỏe được kèm theo tại các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe theo đúng quy định pháp luật.
Yêu cầu tối thiểu để được cấp giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân
Kinh doanh phòng khám cần điều kiện gì? Nội dung này được nêu rõ tại Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh cụ thể như sau:
“(1) Cơ sở khám chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Đáp ứng quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho Bộ Y tế ban hành;
– Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vị hoạt động chuyên môn của phòng khám;
– Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật phải có thời gian hành nghề ít nhất là 36 tháng.
(2) Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sĩ gia đình thì ngoài các điều kiện được nêu trên, người đứng đầu phòng khám phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp.
(3) Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng quy định chi tiết về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám đối với từng hình thức tổ chức theo thẩm quyền quản lý.”
Ngoài ra, y bác sĩ kinh doanh phòng khám dịch vụ cần lưu ý về điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề (quy định tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009) như sau:
“Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề phải trải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh:
– Đối với bác sĩ: 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh;
– Đối với y sĩ: 12 tháng thực hành tại bệnh viện;
– Đối với hộ sinh viên: 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh;
Xem thêm : Tầm quan trọng của chất lượng khách sạn trong quản lý phòng khám
– Đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên: 09 tháng thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh.
Lưu ý: Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm xác lập bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình. Trong văn bản phải nêu rõ thời gian, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người đã thực hành.”
Hướng dẫn thủ tục mở phòng khám dịch vụ
Điều kiện đảm bảo phòng khám tư nhân được phép hoạt động
Kinh doanh phòng khám cần điều kiện gì?Theo quy định hiện nay thì cơ sở khám chữa bệnh, phòng khám chỉ được hoạt động khi đáp ứng được các điều kiện dưới đây:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh, Thành phố cấp cho cơ sở;
– Có giấy phép hoạt động do Sở Y tế tỉnh, thành phố cấp
Các bước đăng ký kinh doanh phòng khám
Để thực hiện xin cấp đăng ký kinh doanh phòng khám dịch vụ, bạn cần thực hiện theo các bước được hướng dẫn sau:
Bước 1: Làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Bước 2: Làm hồ sơ đăng ký kinh doanh phòng khám
Bước 3: Gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế.
Xem thêm: Bí quyết lên kế hoạch kinh doanh phòng khám đa khoa thu hút khách hàng
Thời gian cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám
Trong vòng 90 ngày, kể từ ngày Cục Quản lý khám chữa bệnh nhận đủ hồ sơ sẽ tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp Giấy phép hoạt động (phòng khám của bạn).
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý khám chữa bệnh phải có văn bản thông báo cho phòng khám hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết sẽ được tính từ ngày cơ quan nhận đủ hồ sơ bổ sung.
Trường hợp từ chối cấp giấy phép hoạt động, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do cho chủ phòng khám.
Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn các y bác sĩ khi kinh doanh phòng khám cần điều kiện gì theo quy định của pháp luật. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trong các thủ tục kinh doanh phòng khám của mình.
Nguồn: https://deepcare.io
Danh mục: Tin tức